Tên bài: SỰ SỐNG VÀ CÁI CHẾT (Trịnh Xuân Thuận)
(PPCT: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực đặc thù
- Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản thông tin, cách đặt nhan đề của tác giả nhận biết được mục đích của người viết; biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin.
- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin có sự lồng ghép giữa thuyết minh với một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và giải thích được mục đích của sự lồng ghép đó; nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ.
- Phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin.
3. Phẩm chất:
- Biết coi trọng giá trị của thông tin, không ngừng mở mang hiểu biết về đời sống xung quanh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1,2
- Tranh ảnh
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG – TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN
a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình
- Trên cơ sở HS tiếp cận tri thức ngữ văn, GV dẫn dắt vào bài mới
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video thông tin: Quá trình hình thành và phát triển của sự sống trên Trái Đất
c) Sản phẩm: Câu trả lời và thái độ khi tham gia trò chơi
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS 10 knttw
|
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
Gv chiếu video
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Câu 1: Video cung cấp cho chúng ta thông tin cơ bản nào ?
Câu 2: Ngôn ngữ thuyết minh trong video có đặc điểm gì ?
Câu 3: Để thông tin thêm hấp dẫn và dễ tiếp cận, ngoài ngôn ngữ nói, video còn sử dụng phương tiện gì ?
Câu 4: Nếu sử dụng thông tin trong video để tạo lập văn bản viết, bạn có chép lại y nguyên thông tin không? Vì sao?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe
- GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- HS trình bày ý kiến
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt tri thức ngữ văn
- GV giới thiệu một số loại văn bản thông tin: bản tin, chuyên khảo, văn bản nội quy và hướng dẫn nơi công cộng
|
- HS hiểu thông tin và đặc trưng của thông tin trong video bằng việc trả lời 4 câu hỏi:
+ (1) Thông tin: Quá trình hình thành và phát triển của sự sống trên Trái Đất
+ (2) Đặc điểm ngôn ngữ: Sáng rõ, đơn nghĩa
; (3) có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh thực, hình ảnh đồ hoạ)
+ (4) Văn bản thông tin có giá trị không đơn thuần sao chép lại thông tin. Dấu ấn sáng tạo của tác giả thể hiện ở việc lồng ghép thông tin với các yếu tổ biểu đạt, ở quan điểm, suy ngẫm của người viết đối với thông tin khách quan
Tri thức Ngữ văn: đặc trưng của văn bản thông tin
- Cung cấp thông tin chính xác, khách quan
- Ngôn ngữ sáng rõ, đơn nghĩa; có sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ
- Có thể lồng ghép với các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; cho phép người viết thể hiện quan điểm, suy ngẫm từ thông tin
|
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
a. Mục tiêu:
- Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản thông tin, cách đặt nhan đề của tác giả nhận biết được mục đích của người viết; biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin.
- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin có sự lồng ghép giữa thuyết minh với một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và giải thích được mục đích của sự lồng ghép đó; nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ.
- Phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin.
- Biết coi trọng giá trị của thông tin, không ngừng mở mang hiểu biết về đời sống xung quanh.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
|
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
|
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
HS điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành thông tin cơ bản
Trịnh Xuân Thuận là nhà ...............................,người Mỹ gốc Việt. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng trên thế giới về thiên văn học và triết học.
Văn bản “Sự sống và cái chết” được trích từ cuốn ................................... Cuốn sách không chỉ giải thích từ ngữ và cung cấp thông tin khoa học về vũ trụ, mà còn giúp người đọc suy ngẫm về..............................................
Bước 2: HS trao đổi thảo luận theo bàn, thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK để tìm dữ liệu điền
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- HS trình bày
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
|
I. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
Trịnh Xuân Thuận là nhà khoa học người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực vật lý thiên văn. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng trên thế giới về thiên văn học và triết học.
b. Văn bản Sự sống và cái chết
- Văn bản “Sự sống và cái chết” được trích từ cuốn “Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao”. Cuốn sách không chỉ giải thích từ ngữ và cung cấp thông tin khoa học về vũ trụ, mà còn giúp người đọc suy ngẫm về nguồn gốc và vị trí của con người trong vũ trụ.
- Bố cục văn bản Sự sống và cái chết: 4 đoạn
|
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề tài và cách tổ chức thông tin khoa học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
+ Kĩ thuật công đoạn: HS đọc văn bản theo 4 chặng tương ứng với 4 đoạn. Mỗi chặng bao gồm người đọc – người hồi đáp thông tin (nội dung thông tin chính của mỗi đoạn là gì?) – người trả lời câu hỏi phụ (thắc mắc từ GV, hoặc yêu cầu từ thẻ đọc). GV phát phiếu học tập kèm theo để HS ghi chép.
+ Trả lời câu hỏi: Văn bản Sự sống và cái chết viết về đề tài gì? Từ việc liên hệ tới những văn bản khác cùng đề cập đề tài này mà bạn đã đọc, hãy cho biết góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- GV đọc theo kĩ thuật công đoạn theo tổ. Tổ trưởng đọc, điều phối, gọi HS hồi đáp, trả lời câu hỏi phụ...
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi khái quát về đề tài
- HS theo dõi câu trả lời của bạn, ghi chép và hoàn thành phiếu học tập
Thông tin chính
|
Nhận xét về cách sắp xếp, tổ chức thông tin
|
|
|
|
|
|
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- HS đọc – báo cáo, trả lời câu hỏi
- Hs nhận xét về cách sắp xếp, tổ chức thông tin trong văn bản
- HS còn lại lắng nghe, bổ sung, ghi chép
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức theo slide sơ đồ.
|
II. Khám phá văn bản
1. Đề tài và cách tổ chức thông tin khoa học
a. Đề tài
- Đề tài: Văn bản viết về đề tài sự sống và cái chết trên Trái Đất
- Văn bản đã tiếp cận vấn đề sự sống và cái chết từ lịch sử tiến hóa của các sinh vật trên Trái Đất, để thấy được mối quan hệ giữa sự sống và cái chết cũng như tầm quan trọng như nhau của chúng
b. Cách tổ chức thông tin trong văn bản
Thông tin cơ bản
|
Nhận xét về cách sắp xếp, tổ chức thông tin
|
Hai hướng đi cơ bản của lịch sử sự sống trê
Trái Đất
|
Tác giả đưa ra thông tin khái quát ở đoạn 1. Sau đó, tác giả triển khai các nội dung cụ thể khác ở đoạn 2,3 và khái quát, mở rộng thông tin ở đoạn 4
|
Chuyến du hành ngược thời gian về với thời xa xưa của Trái Đất
|
Sự thích nghi, si
h tồn, tuyệt chủng của các loài trong quá trình tiến hóa
|
Mối quan hệ giữa sự sống và cái chết, vai trò của chúng đối với các loài sinh vật trên Trái Đất
|
|
Hoạt động 3: HS tìm hiểu quan điểm của người viết và thông điệp nhân sinh từ văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
Qua văn bản, người viết thể hiện quan điểm gì? Từ thông tin trong văn bản và quan điểm của người viết, em rút ra những thông điệp nhân sinh nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở: cái chết cho phép sự sống tiến lên (vd: lá vàng rơi rụng sẽ tạo động lực cho cây nhú lên và nuôi dưỡng những mầm xanh; ngay lúc này, hàng triệu tế bào trong cơ thể của chúng ta đang chết đi để tạo điều kiện cho những tế bào mới được sinh ra để cơ thể phát triển, vận động...)
- HS thảo luận theo cặp, trả lời các ý hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
|
2. Quan điểm của người viết và thông điệp nhân sinh từ văn bản
- Quan điểm của người viết
+ Đấu tranh sinh tồn để tiến hoá
+ Cái chết là một phần của sự sống, thúc đẩy sự sống tiến lên
=> Thấu hiểu và tôn trọng quy luật của tự nhiên, quy luật nhân sinh; niềm tin vào sức sống của tự nhiên, của con người
- Thông điệp nhân sinh
+ Luôn nỗ lực vươn lên để hoàn thiện bản thân từ quy luật đấu tranh – sinh tồn.
+ Trân trọng cuộc sống, trân trọng hiện tại
+ Thấu hiểu quy luật tự nhiên (sự sống – cái chết) để bình thản đối diện, để không bi quan, tuyệt vọng.
|
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc trưng biểu đạt của văn bản thông tin
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
Những đặc trưng biểu đạt của loại văn bản thông tin đã được thể hiện như thế nào trong văn bản này?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
|
3. Đặc trưng nghệ thuật biểu đạt của văn bản thông tin
- Bố cục rõ ràng, cách chia đoạn theo luận điểm, các đoạn có mối liên hệ chặt chẽ và cùng làm sáng tỏ thông tin chính của văn bản
- Có sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ
- Ngôn ngữ: sáng rõ, đơn nghĩa, sử dụng nhiều câu đơn; thuật ngữ khoa học của các lĩnh vực sinh học, địa lý, hóa học…
- Phương thức biểu đạt: Có sự kết hợp giữa yếu tố thuyết minh và nghị luận, miêu tả, biểu cảm, tự sự
|
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Em hãy nêu 3 nhận định mà em cảm thấy tâm đắc nhất sau khi đọc hiểu văn bản Sự sống và cái chết. 3 nhận định sẽ bao gồm các cụm từ gợi ý sau:
+ Văn bản cung cấp thông tin......
+ Văn bản thể hiện quan điểm .....
+ Văn bản tiêu biểu cho đặc trưng .....
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hướng dẫn
- HS suy nghĩ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động, gọi 3 học sinh báo cáo sản phẩm
- HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức
|
III. Tổng kết
- Văn bản cung cấp thông tin khách quan, khoa học về lịch sử sự sống của Trái Đất.
- Văn bản thể hiện quan điểm của người viết về mối quan hệ giữa sự sống và cái chết, về đấu tranh và sinh tồn, gợi mở nhiều thông điệp nhân sinh
- Văn bản tiêu biểu cho đặc trưng của ngôn ngữ và nghệ thuật biểu đạt trong văn bản thông tin
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: HS vẽ sơ đồ mô tả quá trình phát triển của sự sống trên trái đất
c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ của nhóm HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
|
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ: HS vẽ sơ đồ mô tả quá trình phát triển của sự sống trên trái đất
- Gv nêu yêu cầu
Yêu cầu:
+ Thể hiện được quá trình phát triển gắn với những mốc thời gian
+ Thể hiện được diện mạo cụ thể sự sống bằng tên các loài.
+ Đảm bảo tính thẩm mĩ, minh hoạ phù hợp (nếu có)
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv trình chiếu 2 sơ đồ tiêu biểu
- Đại điện HS trình bày ý tưởng về sơ đồ của nhóm mình
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức
|
Yêu cầu sản phẩm
+ Thể hiện được quá trình phát triển gắn với những mốc thời gian
+ Thể hiện được diện mạo cụ thể sự sống bằng tên các loài.
+ Đảm bảo tính thẩm mĩ, minh hoạ phù hợp (nếu có)
|
|
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(Có thể giao về nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
|
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
|
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
Thu thập thông tin về một loài sinh vật mà bạn muốn tìm hiểu. Trình bày thông tin đó bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày ản phẩm
- Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức
|
Gợi ý
Trên Trái Đất có rất nhiều loài động vật, chúng rất đa dạng và phong phú cả về số lượng lẫn các loài, có các loài bò sát, loài côn trùng sống trên đất liền hay các loài động vật dưới nước, loài lưỡng cư,… Rắn là một loài động vật bò sát ăn thịt, sống trong rừng rậm; phần lớn các loài rắn không có nọc độc, còn những loài nào có nọc độc thì chủ yếu sử dụng nó vào việc giết chết hay khuất phục con mồi thay vì để phòng vệ, có một số loại rắn độc có thể gây chết người. Rắn là động vật có thân hình tròn dài (hình trụ) và có xương sống, có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp chồng lên nhau che phủ cơ thể. Nguồn gốc của rắn vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết. Có hai giả thuyết chính cạnh tranh lẫn nhau về nguồn gốc của rắn: Giả thuyết thằn lằn đào bới và giả thuyết thương long thủy sinh. Các loài rắn còn sinh tồn đã được tìm thấy trên gần như mọi châu lục (ngoại trừ châu Nam Cực), trong lòng các đại dương như Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và trên phần lớn các khối lục địa nhỏ hơn — các ngoại lệ bao gồm một số đảo lớn như Ireland và New Zealand, và nhiều đảo nhỏ trong Đại Tây Dương và Trung Thái Bình Dương. Kích thước của chúng biến động từ nhỏ, như rắn chỉ (Leptotyphlops carlae) chỉ dài khoảng 10 cm (4 inch), cho tới lớn như trăn gấm (Python reticulatus) dài tới 8,7 m (29 ft). Sự lột xác (hay lột da) ở rắn phục vụ cho một loạt các chức năng và nó diễn ra suốt cuộc đời. Trước hết lớp da ngoài cũ kỹ và đã bị mòn được thay thế; thứ hai, nó giúp loại bỏ các động vật ký sinh như ve hay bét. Những con rắn già chỉ lột da 1 tới 2 lần mỗi năm, nhưng những con rắn non còn đang lớn thì có thể lột da tới 4 lần mỗi năm. Trên Trái Đất, rắn là một loài động vật không hiếm thấy và rất đa dạng, nó xuất hiện chủ yếu ở rừng rậm nên ít người đã từng tận mắt nhìn thấy rắn. Hình dạng cũng như các tập tính và đặc trưng của rắn đều rất thú vị và đáng để tìm hiểu.
|
|