banner
Chủ nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024
TỔ NGỮ VĂN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC (LẦN 1 NĂM HỌC 2023-2024)
17-12-2023

BÁO CÁO SINH HOẠT CHUYÊN MÔN: NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

Bài 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH

I. Xác định mục tiêu, yêu cầu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu

1. Mục tiêu bài học

- Phát triển các năng lực và phẩm chất được quy định trong chương trình tương ứng với nội dung dạy học kĩ năng đọc ở bài 4– Phần Đọc  của Chương trình Ngữ văn 11

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Đọc văn (thiết bị: máy tính bảng, tivi lớn, điện thoại thông minh; ứng dụng phần mềm dạy học: ứng dụng Quizizz; ứng dụng Plickers; Zalo)

2. Xây dựng kế hoạch bài học

            - Tổ trưởng lập kế hoạch chung

            - Họp tổ, thống nhất nội dung và bài dạy minh hoạ

            - Tổ chức biên soạn giáo án minh hoạ, thống nhất kế hoạch dạy học minh hoạ

- Cô Đặng Thị Mẫn  đại diện tổ thực hiện kế hoạch bài dạy minh hoạ (Ngày 14/12: tiết 1, lớp 11C2)

- Thảo luận, đánh giá tính khả thi, phù hợp, rút kinh nghiệm dạy học (Chiều thứ 6 ngày 15/12/2023)

3. Yêu cầu

- Đối với HS: chuẩn bị bài học;  thành thạo trong tương tác công nghệ thông tin;  tích cực, hợp tác thực hiện hoạt động học tập.

- Đối với GV:

+ Thực hiện nhiệm vụ được phân công theo kế hoạch.

+ GV chủ động, linh hoạt điều chỉnh mục tiêu, nội dung và thời lượng bài học sao cho sát với thực tế

+ GV dự  giờ có thể mang theo máy ghi hình, quay phim chụp ảnh học sinh. Đặc biệt chú ý đến khả năng lĩnh hội, quan sát hành vi học tập của học sinh trong giờ học.

+ Lấy hành vi học tập của học sinh làm trung tâm thảo luận.

Học sinh học tập như thế nào? Lớp dạy đang gặp khó khăn gì?

            Nội dung và PP giảng dạy có phù hợp và gây hứng thú cho HS không? Kết quả cuối cùng có hiệu quả hay không?

Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?...

II. Triển khai thực hiện bài dạy minh hoạ:

Tên bài:                                              LỜI TIỄN DẶN

                          (Trích Tiễn dặn người yêu – Truyện thơ dân tộc Thái)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nét đặc trưng của truyện thơ dân gian: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, bút pháp miêu tả

- Sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực môn học:

+ Năng lực ngôn ngữ: biết sử dụng ngôn ngữ tự cảm nhận về giá trị bài thơ.

+ Năng lực thẩm mĩ: phân tích, cảm nhận, bình giá vẻ đẹp của các hình ảnh, chi tiết, câu thơ trong truyện thơ.

+ Học sinh nhận biết và phân tích được một số nét đặc trưng của truyện thơ dân gian trên các cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, bút pháp miêu tả.

+ Học sinh nhận biết và phân tích được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Tình yêu với quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên.

-  Nhân ái: Đồng cảm tình yêu sắt son giữa hai nhân vật và thái độ ngợi ca tình yêu đó của tác giả dân gian.

- Chăm chỉ: Học tập nghiêm túc.

- Trách nhiệm: Sống có khát vọng hướng đến tình yêu chân chính.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

1. Thiết bị dạy và học

- Giáo viên: máy tính, điện thoại, ti vi trình chiếu

- Học sinh: máy tính bảng

2. Học liệu

- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 -  NXB Giáo dục

- Sách giáo viên Ngữ văn 11 -  NXB Giáo dục

- Âm thanh tại thư viện nhạc miễn phí youtube

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu: Phát sinh tình huống học tập, tạo hứng thú cho HS tìm hiểu bài học.

b. Nội dung: Học sinh vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Học sinh tự cảm nhận, hiểu đúng vấn đề đã đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Qua ứng dụng Quizizz, yêu cầu HS sử dụng máy tính bảng, trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm.

Câu 1: Người Thái sống tập trung nhiều nhất ở tỉnh nào của Việt Nam?

A. Sơn La                    B. Nghệ An                 C. Thanh Hoá             D. Bình Định

Câu 2: Đâu là trang phục đặc trưng của dân tộc Thái? (hình ảnh các trang phục)

A. Thái                        B. Mường                   C. Khơme                   D. Áo dài

Câu 3: Đâu không phải là món ăn độc đáo, đặc trưng của người Thái? (hình ảnh các món ăn)

A. Nậm pịa                  B. Xôi ngũ sắc             C. Rêu tươi                 D. Bánh phồng tôm

Câu 4: Nhạc cụ truyền thống có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Thái là: (hình ảnh các nhạc cụ)

A. đàn tính tẩu            B. đàn đá                     C. đàn tơ rưng             D. đàn bầu

Câu 5: Theo phong tục của người Thái, khi đôi nam nữ chuẩn bị cưới nhau, để đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của nhà gái, chàng rể sẽ:

A. cảm ơn bố mẹ vợ                           B. trả sính lễ thật nhiều tiền, kèm theo gà lợn.

C. tặng nhà gái nhiều trang phục        D. ở rể 1-2 năm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc cá nhân, đưa ra đáp án của bản thân.

Bước 3: Báo cáo kết quả: HS bấm máy tính bảng, thể hiện đáp án đúng của bản thân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức:

GV trình chiếu đáp án, giới thiệu khái quát nét đặc trưng của dân tộc Thái vùng Tây Bắc, giới thiệu thêm về xoà Thái – Vào bài học mới.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

a. Mục tiêu: Nắm được kiến thức khái quát về truyện thơ Tiễn dặn người yêu, đoạn trích Lời tiễn dặn.

b. Nội dung: HS làm việc với SGK, tự trả lời câu hỏi qua thiết kế bài tập trên Plickers.

c. Sản phẩm: Kiến thức cơ bản về truyện thơ Tiễn dặn người yêu, đoạn trích Lời tiễn dặn.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về truyện thơ Tiễn dặn người yêu, đoạn trích Lời tiễn dặn

Thao tác 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về truyện thơ Tiễn dặn người yêu, đoạn trích Lời tiễn dặn.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS dùng thẻ, trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm trên ứng dụng Plickers.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc cá nhân, tìm cách trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả: HS chọn đáp án đúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: Trình chiếu, chuẩn hóa kiến thức.

I. Tìm hiểu chung về tác phẩm

1. Truyện thơ Tiễn dặn người yêu

- Là truyện thơ thuộc loại nổi tiếng và phổ biến nhất của dân tộc Thái sống ở vùng Tây Bắc, Việt Nam

- Giá trị:

+ Ca ngợi tình yêu sắt son bền chặt

+ Tiếng nói phản kháng hủ tục lạc hậu

2. Đoạn trích Lời tiễn dặn

- Được ghép thành từ hai lời tiễn dặn:

  • Lời 1: tâm sự của chàng trai khi tiễn cô gái về nhà chồng
  • Lời 2: bộc lộ niềm thương xót của anh khi chứng kiến cảnh cô gái bị nhà chồng đánh đập, hành hạ.

Hoạt động 2. Khám phá văn bản

- GV yêu cầu HS đọc các thẻ đọc, lưu ý trả lời các thẻ khi đọc văn bản.

- GV gọi HS đọc truyện thơ

- Yêu cầu HS đọc 3 câu hỏi 1,2,3 phần Hướng dẫn học.

II. Khám phá văn bản

*  Đọc

Thao tác 1. Hướng dẫn HS khám phá bối cảnh câu chuyện và lời kể trong đoạn trích

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Hs nhớ lại câu hỏi 2-3-4 trong gói Plickers.

Trả lời câu hỏi 1-2 SGK.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoàn thành câu hỏi 1-2 SGK.

Bước 3: Báo cáo kết quả: HS khám phá được bối cảnh câu chuyện và lời kể trong đoạn trích

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: Chốt kiến thức, giảng bình.

1. Yếu tố tự sự: bối cảnh câu chuyện và lời kể trong đoạn trích

- Bối cảnh:

Đặt hai nhân vật vào những trở ngại, ngăn cách trong tình yêu:

+ Cô gái bị cha mẹ gả bán

+ Cô gái bị nhà chồng hành hạ

=> Càng bùng cháy ước nguyện gắn bó.

- Lời kể: là của chàng trai (ngôi thứ nhất).

Đặc biệt: Lời kể được thể hiện bằng hình thức thơ nên tính trữ tình gia tăng, gây ấn tượng đoạn trích mang đặc điểm tương tự một bài thơ trữ tình dài với nội dung chính là thổ lộ cảm xúc của chủ thể.

Thao tác 2. Hướng dẫn HS thảo luận nhóm khám phá tâm trạng cô gái trên đường về nhà chồng

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

                   HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM

 - Từ bài soạn ở nhà, thảo luận 5 phút ghi vào PHT chung.

 - Cử đại diện nhóm lên bảng trình bày.

 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, phản biện

 - Nhóm trình bày giải đáp, tranh luận, đặt câu hỏi …

Hs đọc lại đoạn thơ đầu

Hỏi: Nêu nhận xét về tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng và cách thể hiện tâm trạng ấy trong lời tiễn dặn 1.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận nhóm, hình thành kiến thức.

Bước 3: Báo cáo kết quả: Các nhóm cử đại diện, đọc đoạn thơ cảm nhận.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: Trình chiếu, chuẩn hóa kiến thức, giảng bình.

2. Giai điệu trữ tình của cảm xúc: tâm trạng cô gái trên đường về nhà chồng

- Tâm trạng cô gái trên đường về nhà chồng: đau nhớ, chờ, đợi, ngóng trông — tất cả hướng về người yêu, không quan tâm gì đến thực tại đang diễn ra.

- Cách thể hiện tâm trạng:

+ Trực tiếp gọi tên tâm trạng (đau nhớ, chờ, đợi, ngóng trông)

+ Miêu tả các cử chỉ ngoại hiện phản ánh sâu sắc những gì đang diễn ra trong lòng: ngoảnh lại, ngoái trông, ngắt lá ớt ngồi chờ, ngắt lá cà ngi đợi, tới rừng lá ngón,..

+ Qua lời kể, cảm nhận của người kể làm tâm trạng nhân vật bộc lộ sinh động

  • => Các cách thề hiện đó phối hợp với nhau, làm nổi bật được tình cảnh bi thương cô gái đang lâm vào.

 

 

3. Hoạt động 3,4. Luyện tập, vận dụng

a. Mục tiêu:  Củng cố và vận dụng kiến thức đã học, phát triển kĩ năng làm văn cho học sinh.

b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu trả lời câu hỏi bằng hình thức viết: Qua đoạn trích Lời tiễn dặn, anh/chị hãy rút ra một thông điệp ý nghĩa? Lý giải?

c. Sản phẩm: Bài làm của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Qua đoạn trích Lời tiễn dặn, anh/chị hãy rút ra một thông điệp ý nghĩa? Lý giải?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc cá nhân, viết câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả: HS đọc câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức:

GV cung cấp Đáp án và Hướng dẫn chấm – Chấm bài cụ thể của HS.

- HS có thể nêu thông điệp theo quan điểm cá nhân nhưng cần phải hợp lí.

- Lý giải theo quan điểm cá nhân nhưng phải hợp lí và thuyết phục.

Hướng dẫn chấm:

Hướng dẫn chấm:

- HS rút ra thông điệp qua đoạn trích hợp lí, rõ ràng: 0,5 điểm

- HS rút ra thông điệp có ý đúng nhưng còn mơ hồ, không phù hợp: 0,25 điểm

- Lý giải hợp lí và có sức thuyết phục: 0,5 điểm

- Lý giải chung chung, sơ sài: 0,25 điểm

- Không viết hoặc viết không liên quan: 0,0 điểm

                                 Minh hoạ

Thông điệp: Chúng ta nên sống có khát vọng, vượt khó khăn để đến với tình yêu chân chính.

  Lý giải: Bởi trước hết, mỗi người chỉ có một cuộc đời, hạnh phúc tự mình quyết định, nên nhất định phải nỗ lực vượt qua khó khăn, cản trở để được sống với tình yêu chân chính. Khi đó, mỗi chúng ta cũng sẽ có thêm sức mạnh, động lực.  Đặc biệt, tình yêu chân chính cũng chính là nền tảng để có một gia đình hạnh phúc, vững bền. Tóm lại, hãy sống chứ đừng tồn tại.

 

 

4. Hoạt động 4. Vận dụng

a. Mục tiêu: Từ kiến thức học được, học sinh nghe đoạn nhạc, phát triển năng lực và hình thành ý thức trân trọng những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc.

b. Nội dung: Học sinh vận dụng kiến thức đã học, xem đoạn nhạc trả lời câu hỏi cảm nhận.

c. Sản phẩm: Tự hình thành ý thức ý thức trân trọng những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc, sống gần gũi với thiên nhiên.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Mời HS nghe bài hát Chín bậc tình yêu – Ca sĩ Lê Vi trình bày và nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người dân tộc Thái được thể hiện qua lời bài hát

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS lắng nghe, tự cảm nhận.

Bước 3: Báo cáo kết quả: HS chia sẻ cảm nhận của bản thân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: GV chốt kiến thức của tiết học, giáo dục HS.

- GV giáo dục HS ý thức ý thức trân trọng những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc, sống gần gũi với thiên nhiên.

 

 

 

III. Thảo luận, trao đổi về bài học nghiên cứu

1. Thảo luận

Thầy Vũ Ngọc Đức - tổ trưởng tổ Ngữ văn tổ chức thảo luận, rút kinh nghiệm sau tiết dạy

Các giáo viên của tổ chuyên môn đã có những đánh giá, trao đổi tích cực đối với bài dạy minh hoạ, từ đó tổng kết được các ưu điểm và khó khăn sau:

- Ưu điểm:

+ Thiết kế giáo án đúng theo chuẩn CV 5512 nhằm phát triển năng lực của người học.

+ Bài giảng có sự đầu tư nghiêm túc, công phu về nội dung. GV dạy nắm chắc kiến thức và triển khai bài giảng đúng hướng.

+ Kết hợp nhuần nhuyễn các công cụ, ứng dụng công nghệ thông tin và các phương pháp dạy học tích cực vào bài dạy, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học qua các hoạt động học tập.

+ GV thực hiện tốt hoạt động kết nối bài học với cuộc sống: văn hoá người đồng bào dân tộc Thái, thái độ với hủ tục hôn nhân còn lạc hậu, nhận thức được giá trị nhân văn của tình yêu.

+ Dạy học bám sát đặc trưng thể loại:  yếu tố tự sự và giai điệu trữ tình trong bài thơ

+ Bài dạy đã có sự kết hợp của nhiều phương pháp giảng dạy, tiết học diễn ra trôi chảy, HS hợp tác tốt trong các hoạt động GV tổ chức.

+ HS linh hoạt, chủ động, sôi nổi, hào hứng trong hoạt động thi trả lời trắc nghệm trên nền tảng ứng dụng công thông tin.

- Hạn chế - khó khăn

           + Kết nối mạng bị gián đoạn trong quá trình triển khai tương tác trắc nghiệm trực tuyến

            + Tinh thần sôi nổi, hào hứng khi tương tác với công nghệ thông tin đôi khi lấn át độ lắng đọng về cảm xúc trong dạy học tác phẩm.

            + Hoạt động Luyện tập còn ít thời gian để thực hiện,

2. Đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm

            - Dạy học đọc tác phẩm  bám sát đặc trưng thể loại, bám sát định hướng từ tri thức ngữ văn, chú ý đến ý nghĩa thẩm mĩ của tác phẩm và sự kết nối với nhận thức về bản thân và  đời sống thực tiễn của học sinh

            - Để tăng sự hứng thú, tính tương tác toàn diện, GV có thể ứng dụng công nghệ thông tin (các phần mềm trắc nghiệm trực tuyến) hiệu quả trong các hoạt động tìm hiểu tri thức Ngữ văn, khởi động, tổng kết bài học...

- GV cần nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận và sử dụng được các ứng dụng Quizizz; ứng dụng Plickers trong việc thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học.

            - Cần lưu ý: công nghệ thông tin chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong dạy học đọc Văn. Tư duy đọc tác phẩm chủ đạo vẫn là tư duy ngôn ngữ, cần tri giác ngôn từ và rèn luyện cách diễn đạt, năng lực giao tiếp (đọc – viết – nói – nghe) cho HS thông qua đọc văn.

3. Áp dụng cho thực tiễn dạy học

- Từ việc tổ chức tiết dạy minh hoạ và phân tích, thảo luận về tiết dạy, GV tổ Ngữ văn rút ra kinh nghiệm trong quá trình triển khai giảng dạy chương trình Ngữ văn 11: dạy học thơ đọc thơ trữ tình, truyện thơ theo đặc trưng thể loại

- Từ báo cáo tham luận, GV tổ Ngữ văn đã hình dung một cách rõ ràng, cụ thể và khoa học hơn về cách thức, mức độ và phạm vi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đọc tác phẩm văn học.                                   

                                                          MỘT SỐ HÌNH ẢNH

     

Ứng dụng Quizizz soạn câu hỏi tương tác với học sinh

             

   

 

Ứng dụng Plickers giúp đánh giá nhanh chóng, chính xác hoạt động tự học ở nhà của học sinh

 

Đặng Thị Mẫn
Số lượt xem:484
Bài viết liên quan:
account_circle .:: THÔNG BÁO ::.
keyboard_arrow_rightThông báo về việc thay đổi địa chỉ website Trường THPT Trần Quốc Tuấn

Địa chỉ mới sẽ là: thpttranquoctuan.kontum.edu.vn

info TIN TỨC TỪ SỞ GDĐT

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN
Cơ quan chủ quản: Trường THPT Trần Quốc Tuấn
Người chịu trách nhiệm chính: ThS. Mai Xuân Kiên - Hiệu trưởng
  Số 269, đường 24-3, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum            Điện thoại: 0260 2213279          Email: c3dakha.kontum@moet.edu.vn
Bản quyền thuộc về Trường THPT Trần Quốc Tuấn huyện Đăk Hà

 

2608 Tổng số người truy cập: 15 Số người online:
TNC Phát triển: