banner
Thứ 6, ngày 17 tháng 5 năm 2024
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH QUAI BỊ
27-3-2024

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH QUAI BỊ

 

Kính thưa: BGH nhà trường, cùng toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em học sinh thân mến!

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè, tuy nhiên bệnh có thể xảy ra quanh năm kể cả vào mùa thu, đông. Bệnh thường phát triển thành dịch ở những tập thể đông đúc như nhà trẻ, trường học. Đây là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt nguy hiểm nhất là viêm sưng tinh hoàn, thường là một bên, xảy ra từ 20 - 30% ở nam giới trưởng thành.

 

1. Nguyên nhân:

Quai bị do virus gây nên, rất dễ lây qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ, cả trẻ lớn chưa được tiêm phòng quai bị và lứa tuổi vị thành niên chưa có miễn dịch quai bị, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Thời gian lây là từ 6 ngày trước khi toàn phát và đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.

2. Triệu chứng:

Khi bị nhiễm virus quai bị, phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu từ 1 - 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Bệnh nhân bị sốt cao (39 – 400C) trong 3 - 4 ngày, chảy nước bọt, sưng vùng mang tai, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là má sưng to, có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc. Tuy nhiên, có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có triệu chứng bệnh lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không biết. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó bệnh nhân được miễn dịch suốt đời.

3. Biến chứng

Khi mắc quai bị, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân có thể bị những biến chứng nguy hiểm. Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể có các biến chứng như: viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy; Viêm não hoặc viêm màng não…

 

 

            4. Phòng chống bệnh quai bị

- Khi chúng ta phát hiện thấy các triệu chứng của bệnh báo  ngay với thầy cô giáo  (nếu ở trường) hoặc báo cho bố mẹ (nếu ở nhà) để kịp thời đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và phát hiện kịp thời.

- Các trường hợp mắc bệnh phải được nghỉ ngơi tại chỗ; ăn thức ăn mềm, dễ nuốt.

- Có thể giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn, chú ý mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau; nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động. Trường hợp bệnh nhân đã giảm sốt mà sốt trở lại hoặc đau vùng bụng dưới cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị và trách các biến chứng nặng hơn.

 

- Khi bị mắc bệnh, người bệnh cần vệ sinh răng miệng thường xuyên

- Dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi sau đó phải rửa tay sach sẽ

 - Rửa tay sạch sẽ trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lớp học sạch sẽ, thoáng mát.

- Khi bị mắc bệnh phải cách ly, không được tập trung đông người để tránh lây nhiễm trong cộng đồng.

- Đây là bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó,cách phòng bệnh hiệu quả nhất là là tiêm chủng để tạo miễn dịch  cho cơ thể .

 Trên đây là nội dung tuyên truyền bệnh quai bị. Mong các thầy cô giáo và các em học sinh nhận biết bệnh quai bị và cách phòng chống bệnh để  luôn có một sức khỏe tốt để tham gia học tập.

                                                                                                                                                                                                                                    Nhân viên Y tế

                                                                                     

                                                                                                                                                                                                                                            Lê Thị Nga

 

 

 

Số lượt xem:27
Bài viết liên quan:
account_circle .:: THÔNG BÁO ::.
keyboard_arrow_rightThông báo về việc thay đổi địa chỉ website Trường THPT Trần Quốc Tuấn

Địa chỉ mới sẽ là: thpttranquoctuan.kontum.edu.vn

info TIN TỨC TỪ SỞ GDĐT

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN
Cơ quan chủ quản: Trường THPT Trần Quốc Tuấn
Người chịu trách nhiệm chính: ThS. Mai Xuân Kiên - Hiệu trưởng
  Số 269, đường 24-3, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum            Điện thoại: 0260 2213279          Email: c3dakha.kontum@moet.edu.vn
Bản quyền thuộc về Trường THPT Trần Quốc Tuấn huyện Đăk Hà

 

2608 Tổng số người truy cập: 5 Số người online:
TNC Phát triển: