banner
Thứ 6, ngày 17 tháng 5 năm 2024
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI
20-3-2024
           SỞ GD&ĐT KON TUM

TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI

 

Kính thưa: BGH nhà trường, cùng toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em học sinh thân mến!

Bệnh Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn, cào, liếm của động vật mắc bệnh. Bệnh thường lưu hành ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, bệnh Dại lưu hành ở nhiều địa phương.

Chó, mèo là vật nuôi quen thuộc đối với rất nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng dịch và không được chăm sóc đúng cách, chúng sẽ dễ trở thành “thú dữ”, gây hại đến sức khỏe của con người.

Mặc dù các ngành chức năng liên tục khuyến cáo về việc tiêm vắc xin dại, nhưng tại Việt Nam  cũng có rất nhiều người tử vong vì bệnh dại. Khi đã lên cơn dại, người bệnh chắn chắn sẽ tử vong 100%. Điều đáng nói, các ca tử vong vì dại chủ yếu là do chó, mèo của gia đình hoặc hàng xóm cắn. Chính tâm lý chủ quan “chó nhà” nên đã dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Đại đa số là trẻ em và người già bị chó cắn là chủ yếu.

Sau đây là một số thông tin để chúng ta cùng nắm rõ và có biện pháp phòng, chống hiệu quả:

1. Bệnh dại là gì?

 Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật. Bệnh do một loài virus hướng thần kinh gây ra, thường gây tác hại thần kinh, bắt nguồn từ não và tủy sống. Vật bị bệnh thường điên cuồng hay bại liệt rồi chết. Ở nước ta, nguồn bệnh dại chủ yếu là từ chó, mèo…

 

3. Nguồn bệnh và thời gian ủ bệnh:

- Nguồn bệnh: Ở nước ta, chó nhà là nguồn bệnh dại chủ yếu chiếm đến hơn 90%, sau  đó là mèo nhà.

- Đường lây truyền: Vi rút xâm nhập qua vết cắn, vết cào, vết liếm, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở.

- Thời gian ủ bệnh ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn. Sau khi bị chó, mèo mắt bệnh dại cắn, thời gian ủ bệnh thường từ 01 - 03 tháng. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng vi rút xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

 4. Biểu hiện của bệnh dại trên người:

Thời gian ủ bệnh ở người thường từ 2 - 8 tuần, có thể kéo dài đến trên 1 năm. Thời gian này phụ thuộc vào tình trạng nặng, nhẹ của vết thương, vị trí vết thương và số lượng virus được truyền sang người. Người bị mắc bệnh dại cũng có 2 thể bệnh lâm sàng là thể:

- Thể điên cuồng (hung dữ): thường biểu hiện triệu chứng gào thét, tăng cảm giác của các giác quan, sợ gió, sợ nước nên thường được gọi là bệnh sợ nước, bị hoang tưởng, đập phá, co thắt thanh quản...

- Thể bại liệt: bệnh nhân thường nằm im lìm, hay có liệt hướng lên, liệt hô hấp. Tất cả các bệnh nhân lên cơn dại đều bị tử vong sau 7 -10 ngày.

5. Các biện pháp phòng, chống bệnh dại

Người bị động vật mắc bệnh dại hoặc nghi dại cắn cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Người đã bị bệnh dại có tỷ lệ tử vong có thể tới 100%. Trên thế giới hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh dại nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng dại cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y, theo thông báo của UBND xã, phường.

Hạn chế nuôi chó, mèo. Những gia đình có trẻ em nên tạm dừng nuôi chó, mèo vì con trẻ thường hay lê la, ôm hôn chó, mèo dẫn đến nguy cơ bị chó, mèo cắn, cào; Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo, nhất là chó, mèo chạy rông ngoài
đường; không lại gần khi chó đang ăn hoặc khi chó mẹ đang cho con bú, không
nhìn vào mắt chó.

Nuôi chó phải xích, nhốt; chó ra đường phải được đeo rọ mõm, có người dắt.

Diệt chó chạy rông, chó vô chủ.

Khi bị chó, mèo cắn cần:

+ Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục từ 10-15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường - đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.

+ Sau đó vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod để chống bội nhiễm và giảm đến mức tối đa số lượng virus dại xâm nhập vào người. Không băng kín vết thương.

+ Hạn chế làm dập vết thương.

+ Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

+ Trẻ em bị chó mèo cắn cần báo cho cha mẹ biết để xử lí kịp thời.

Đối với người bị chó, mèo nghi dại cắn, cào, liếm hoặc đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh, cần đến ngay Trung tâm Y tế hoặc các Trạm Y tế để được khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt. Đối với chó, mèo nuôi cần theo dõi con vật từ 10-14 ngày, trường hợp chó chạy rông hoặc không theo dõi được thì xử lý như chó nghi dại cắn.

                                                                                                                                                                                          Nhân viên Y tế

 

                                                                                                                                                                                            Lê Thị Nga

 

Số lượt xem:18
Bài viết liên quan:
account_circle .:: THÔNG BÁO ::.
keyboard_arrow_rightThông báo về việc thay đổi địa chỉ website Trường THPT Trần Quốc Tuấn

Địa chỉ mới sẽ là: thpttranquoctuan.kontum.edu.vn

info TIN TỨC TỪ SỞ GDĐT

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN
Cơ quan chủ quản: Trường THPT Trần Quốc Tuấn
Người chịu trách nhiệm chính: ThS. Mai Xuân Kiên - Hiệu trưởng
  Số 269, đường 24-3, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum            Điện thoại: 0260 2213279          Email: c3dakha.kontum@moet.edu.vn
Bản quyền thuộc về Trường THPT Trần Quốc Tuấn huyện Đăk Hà

 

2608 Tổng số người truy cập: 5 Số người online:
TNC Phát triển: