Ngày 26 tháng 10 năm 2024, Đoàn trường THPT Trần Quốc Tuấn đã tổ chức hoạt động trải nghiệm “Tìm hiểu về giá trị văn hóa Tượng gỗ dân gian của đồng bào Tây Nguyên”.
Nhằm hướng tới việc bảo tồn và phát huy văn hóa Tượng gỗ dân gian Kon Tum cho học sinh trường THPT Trần Quốc Tuấn, được sự đồng ý của Thầy Mai Xuân Kiên – Bí thư chị bộ - Hiệu trưởng trường THPT Trần Quốc Tuấn, hoạt động trải nghiệm được tổ chức cho học sinh khối 10,11 tại thôn Kon Trang Long Loi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Học sinh được tham quan khu trưng bày tượng gỗ tại làng du lịch văn hóa Kon Trang Long Loi và nhà thơ Đinh Su Giang nói chuyện với các bạn về văn hóa tượng gỗ dân gian Tây Nguyên.
Dạo quanh Làng du lịch văn hóa Kon Trang Long Loi, những bức tượng gỗ được lưu giữ tại đây rất bắt mắt, với nhiều hình thù, dáng vẻ khác nhau được điêu khắc đơn giản trên những khúc gỗ thô sơ. Những bức tượng như: người mẹ địu con, phụ nữ mang thai, tình cảm nam nữ, nữ cầm quả bầu,...Tất cả đều nói lên những hình ảnh hằng ngày trong sinh hoạt, đời sống của người dân tộc.
Một số hình ảnh tượng gỗ tại vườn Kon Trang Long Loi
Sau đó, các bạn học sinh đang cùng nhau chia sẻ những thắc mắc về các bức tượng gỗ này: Những bức tượng này làm bằng gỗ gì?, Mang ý nghĩa gì?, Tại sao chỉ từ những khối gỗ thôi mà có thể đục thủ công tạo ra những dáng vẻ này được nhỉ? Việc trải nghiệm, chứng kiến và tự cảm nhận bằng chính bàn tay của mình đã khiến các bạn rất thích thú.
Học sinh đang cùng trò chuyện về Tượng gỗ
Vào buổi chiều cùng ngày, tại Khu du lịch sinh thái Kon Trang Long Loi, nhà văn Đinh Su Giang đã chia sẻ về nét đẹp, ý nghĩa của những bức Tượng gỗ dân gian trong đời sống của người dân tộc Tây Nguyên. Và làm thế nào để có thể bảo tồn, phát huy giá trị của những bức tượng trong thời đại công nghệ phát triển, thời đại mà con người không còn quan tâm đến những vẻ đẹp đơn sơ này.
Nhà văn Đinh Su Giang chia sẻ cùng các bạn học sinh
Hoạt động trải nghiệm đã tạo sự hứng thú cho các bạn học sinh tiếp cận, tìm hiểu về văn hóa Tượng gỗ dân gian của đồng bào Tây Nguyên; bồi đắp cho học sinh niềm tự hào về những nét đẹp độc đáo của văn hóa địa phương; giáo dục cho các bạn hiểu được vẻ đẹp, ý nghĩa thông qua những bức tượng thô sơ; góp phần đáp ứng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; nâng cao tinh thần học hỏi, tìm tòi, sự đoàn kết trong tập thể lớp, khối lớp trong việc thực hiện hoạt động chung. Từ đó, nâng cao sự hiểu biết, ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa Tượng gỗ - nét đẹp truyền thống đến các thế hệ.