KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỔ TIN HỌC
Năm học 2023 - 2024
Căn cứ Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03/8/2022 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (sau đây gọi tắt là Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT);
Căn cứ Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT, ngày 26/8/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT, ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;
Căn cứ Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông;
Căn cứ Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH, ngày 18/12/2020 của Bộ GD&ĐT về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
Công văn số 3899/BGDĐT-GDTrH ngày 03/8/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2023-2024;
Căn cứ Quyết định số 380/QĐ-UBND, ngày 11/8/2023 của UBND tỉnh về việc Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
Căn cứ Kế hoạch số 125/SGDĐT-GDTrH ngày 18/8/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo về triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2023-2024;
Căn cứ vào kết quả tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-2024;
Căn cứ tình hình thực tiễn của nhà trường;
Tổ Tin học xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục năm học 2023 – 2024 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Bối cảnh năm học
- Là năm học thứ hai thực hiện CTGDPT 2018 ở lớp 10, 11; lớp 12 thực hiện theo CTGDPT 2006; năm học tiếp tục triển khai thực hiện Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 và Công văn số 1357/SGDĐT-GDTrH ngày 16/10/2017 của Sở GDĐT Kon Tum, hướng dẫn thực hiện CTGDPT 2006 theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học từ năm học 2017-2018. Từ nhiều năm nay, Bộ GDĐT, Sở GDĐT đã phổ biến và chỉ đạo áp dụng nhiều phương pháp giáo dục mới, nên hầu hết giáo viên đã được tìm hiểu, làm quen, vận dụng thành thạo các phương pháp giáo dục mới. Đây là cơ hội thuận lợi được tích lũy để tiếp cận tổ chức dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục theo CTGDPT 2018.
- Đổi mới CTGDPT 2018 là khắc phục những hạn chế từ CTGDPT 2006, đã giúp cho giáo viên có nhận thức đúng đắn về việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa là cấp thiết để thực hiện về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hiểu sâu sắc về cấu trúc, nội dung CTGDPT 2018 để tuyên truyền với xã hội, với học sinh có quyền được lựa chọn môn học phù hợp với năng lực cá nhân nhằm định hướng nghề nghiệp và góp phần phục vụ cho xã hội sau này. Qua đó, cùng với việc tự nghiên cứu của cán bộ quản lý, đã dành nhiều thời gian tập trung nhân lực, vật lực tổ chức xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2023-2024 theo CTGDPT 2018 và CTGDPT 2006 một cách khoa học, dự báo được tính thực tiễn và tính khả thi khi thực hiện song song hai chương trình.
- Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng đối với giáo dục. Xác định “giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu”, trong những năm qua, lãnh đạo tỉnh Kon Tum đã chủ động ban hành các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển giáo dục tỉnh nhà. Nhờ đó, tạo chuyển biến tích cực về mọi mặt, quy mô giáo dục tăng trưởng mạnh, các điều kiện dạy học ngày càng bảo đảm tốt hơn; đội ngũ nhà giáo được quan tâm, đầu tư trong công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Với thời cơ về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Kon Tum, của huyện Đăk Hà đã ảnh hưởng tích cực đến hoạt động giáo dục của nhà trường, đó là xây dựng các chuyên đề học tập gắn tới định hướng nghề nghiệp ở các nhóm ngành phát triển kinh tế đặc thù với tỉnh Kon Tum, huyện Đăk Hà. Xây dựng hoạt động trải nghiệm gắn với nền văn hóa Cồng chiêng và Nhà Rông truyền thống, khu du lịch sinh thái Măng Đen; trải nghiệm các kỹ thuật chăm sóc cây cà phê, quy trình sản xuất nông sản sạch, nuôi cá nước ngọt Đăk Hà, nguyên lý hoạt động của thủy điện Đăk Pơ Xi, nguồn năng lượng mặt trời... Xây dựng chương trình môn học Tiếng dân tộc thiểu số hoặc một ngoại ngữ 2 (Hàn quốc, Nhật bản, Pháp, Trung,...) để hướng nghiệp cho học sinh trong việc học nghề, du học, xuất khẩu lao động tại các nước này. Xây dựng chương trình môn học Công nghệ trồng trọt gắn liền với việc nghiên cứu tìm hiểu về ngành lâm nghiệp hiện nay.
- Ngày 01/7/2023, lương của giáo viên được tăng với mức lương cơ sở 1.800.000 đồng, đã phần nào giảm được áp lực cuộc sống, giáo viên chuyên tâm hơn với nhiệm vụ giảng dạy.
- Công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường ngày được nâng lên, nhằm tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất trường học và xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài khích lệ cho giáo viên giỏi và học sinh giỏi phát triển.
- Công tác tự học, tự tìm hiểu, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ của giáo viên đã trở thành truyền thống của nhà trường.
- Đời sống và thu nhập của nhân dân ngày càng được cải thiện; ý thức đối với sự nghiệp giáo dục ngày càng cao, đa số các gia đình đều xác định đầu tư cho con em học tập, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.
Chi tiết: