Ngày 29/12/2023 Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố cấu trúc và đề minh họa môn Lịch sử cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, khác với dạng đề thi trước đây có 40 câu trắc nghiệm khách quan với mỗi câu có 4 phương án lựa chọn trong đó chỉ có một phương án đúng. Đề minh hoạ môn Lịch sử cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đã thêm một dạng trắc nghiệm mới so với hiện tại.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 gồm hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn. Ngoài ra thí sinh được chọn hai môn trong các môn còn lại trong chương trình phổ thông, gồm: Hóa học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (7 thứ tiếng: Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn). Tổng cộng, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố cấu trúc đề minh họa thi tốt nghiệp THPT 2025 của 17 môn.
Bộ cho biết đề thi được thiết kế theo hướng đánh giá năng lực, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018. Dựa vào bảng năng lực - cấp độ tư duy được đính kèm đề thi, người học sẽ biết đề gồm mấy phần, có những câu hỏi trắc nghiệm và thành phần năng lực nào có trong đề.
Do chương trình 2018 mới triển khai tới lớp 11, đề minh họa chủ yếu sử dụng kiến thức lớp 10 và 11. Bộ cho biết thêm các câu hỏi trong đề "cố gắng gắn với các bối cảnh có ý nghĩa", tức có tác dụng, giá trị nhất định đến đời sống, thực tiễn khoa học.
Theo phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 (Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2023 của Bộ GDĐT), môn Ngữ Văn được tổ chức thi theo hình thức tự luận trên giấy, các môn học khác được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan trên giấy.
Đề minh hoạ môn Lịch sử cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có nhiều điểm mới:
- Về số lượng câu hỏi: Chuyển từ 40 câu, thời gian 50 phút xuống còn 28 câu (40 lệnh hỏi), thời gian 50 phút.
- Về cách ra đề và tính điểm:
* Đối với Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn gồm 24 câu (mỗi câu đúng được 0,25 điểm) nên có tổng điểm là 6,0 điểm. Phần này cách ra đề không thay đổi nhiều so với cách ra đề nhiều phương án lựa chọn hiện hành.
* Đối với Phần II: Câu trắc nghiệm chọn lựa đáp án đúng/sai gồm 4 câu (16 lệnh hỏi) với điểm tối đa của một câu hỏi là 1 điểm. Đây là cách ra đề và tính điểm mới. Theo đó:
- Về cách ra đề: Ở phần này hướng ra đề của Bộ là từ khai thác 1 đoạn tư liệu/bảng kiến thức/hình ảnh… để trả lời câu hỏi đúng/sai. Mỗi câu hỏi 4 ý.
- Về cách tính điểm:
+ Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm;
+ Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1câu hỏi được 0,25 điểm;
+ Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm;
+ Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 04 ý trong 1 câu hỏi được 1,0 điểm.
Thí sinh phải trả lời Đúng/Sai đối với từng ý của câu hỏi. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc dùng “mẹo” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện nay.
- Về mức độ:
Thành phần năng lực |
Cấp độ tư duy |
|||||
PHẦN 1 |
PHẦN 2 |
|||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|
Tìm hiểu lịch sử |
8 |
2 |
|
4 |
1 |
|
Nhận thức và tư duy lịch sử |
4 |
4 |
|
|
3 |
4 |
Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học |
|
2 |
4 |
|
|
4 |
Tổng |
12 |
8 |
4 |
4 |
4 |
8 |
(Ghi chú: Các con số trong bảng thể hiện số lượng lệnh hỏi. Mỗi câu hỏi tại phần I là 1 lệnh hỏi; mỗi ý hỏi tại phần II là 1 lệnh hỏi)
Gồm 3 mức độ: Nhận biết: 16 câu (12 câu phần 1+ 4 câu phần 2.); Thông hiểu: 12 (8 câu phần 1 + 4 câu phần 2); Vận dụng: 12 câu (4 câu phần 1 + 8 câu phần 2)
Nhìn vào đề này có thể thấy đề năm 2025 đã cơ bản thay đổi so với cấu trúc đề cũ: Có sự thay đổi số lượng câu hỏi, lệnh hỏi, độ khó tăng lên rất nhiều so với đề hiện hành: 16NB- 12TH- 12VD (Đề Bộ các năm gần đây: 20NB- 10TH- 10VD
Năm 2025 là thời điểm lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới thi tốt nghiệp theo phương án và cách ra đề mới. Về phương thức xét công nhận tốt nghiệp THPT 2025, Bộ cho biết sẽ kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp. Ngoài ra, kỳ thi giữ ổn định hình thức thi trên giấy đến năm 2030, sau năm 2030 thí điểm thi trên máy tính với các môn trắc nghiệm ở những nơi đủ điều kiện.
Môn Lịch sử xuất hiện trong các tổ hợp để xét ĐH – CĐ trong những năm gần đây như: Văn- Sử- Địa; Toán- Văn- Sử, Toán- Lý- Sử;...
Bạn đọc có thể xem chi tiết đề minh hoạ tại đây