Chiều ngày 6 tháng 01 năm 2024 tại tại phòng hội trường, dưới sự chủ trì của cô Biện Thị Hồng Phúc, tổ trưởng CM, tổ địa lí trường THPT Trần Quốc Tuấn đã tổ chức buổi sinh hoạt tổ chuyên môn phân tích cấu trúc đề minh hoạ thi THPT Quốc gia 2025 của Bộ giáo dục vừa ban hành. Đồng thời thống nhất các giải pháp cần triển khai ngay trong HKII năm học này để nâng cao chất lượng dạy học, thích ứng kịp thời với cấu trúc mới của Bộ. Cụ thể như sau:
Về đề minh hoạ 2025 của Bộ GD.
So với đề thi tốt nghiệp THPT hiện nay, đề minh họa cho cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 môn Địa lí có một số điểm mới, cụ thể:
Về số lượng câu hỏi: Gồm 28 câu hỏi làm trong thời gian 50 phút.
Về dạng thức câu hỏi và cách tính điểm: Bổ sung thêm hai dạng thức câu hỏi mới (trắc nghiệm đúng sai và trắc nghiệm trả lời ngắn) với cách tính điểm riêng biệt cho từng dạng thức. Cụ thể như sau:
Dạng thức 1: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, (dạng thức này đã được áp dụng trong nhiều năm tại Việt Nam). Theo định dạng đề thi từ năm 2025, các môn Ngoại ngữ chỉ dùng một loại dạng thức này còn các môn trắc nghiệm còn lại có một phần dùng dạng thức này.
Dạng thức 2: Câu hỏi trắc nghiệm dạng Đúng/Sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời Đúng/Sai đối với từng ý của câu hỏi. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
Dạng thức 3: Câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí HS phải tự điền vào phiếu trả lời. Dạng thức này đòi hỏi HS phải có năng lực, kiến thức kĩ năng chắc chắn, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Các câu hỏi phần này bao gồm mức độ thông hiểu và vận dụng. HS phải căn cứ trên kiến thức cơ bản đã được học để trả lời câu hỏi và vận dụng nó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
BẢNG MA TRẬN CÁC DẠNG THỨC CÂU HỎI VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY THEO TỪNG NHÓM NĂNG LỰC BỘ MÔN TRONG ĐỀ MINH HỌA CỦA BỘ
Dạng thức câu hỏi |
Số lượng |
Cách tính điểm |
Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn |
18 câu = 4,5 điểm |
0,25/câu |
Trắc nghiệm đúng sai |
4 câu. Mỗi câu gồm 4 ý. = 4,0 điểm |
Điểm tối đa là 1 điểm/câu hỏi - Đúng 1 ý trong 1 câu hỏi: 0,1 điểm - Đúng 2 ý trong 1 câu hỏi: 0,25 điểm - Đúng 3 ý trong 1 câu hỏi: 0,5 điểm - Đúng cả 4 ý trong 1 câu hỏi: 1 điểm |
Trắc nghiệm trả lời ngắn |
6 câu = 1,5 điểm |
0,25 điểm/câu hỏi |
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY. ĐỀ MINH HOẠ
MÔN : ĐỊA LÍ
Thành phần năng lực |
|
Phần I |
|
|
Phần II |
|
|
Phần III |
|
|
NB |
TH |
VD |
NB |
TH |
VD |
NB |
TH |
VD |
Nhận thức Địa lí |
7 |
2 |
4 |
6 |
1 |
1 |
|
|
|
Tìm hiểu Địa lí |
1 |
2 |
2 |
2 |
1 |
|
|
2 |
|
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học |
|
|
|
|
2 |
3 |
|
2 |
2 |
Tổng |
8 |
4 |
6 |
8 |
4 |
4 |
0 |
4 |
2 |
Về thống nhất các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới
1. Tiếp tực thực hiện đổi mới triệt để PPDH và KTĐG theo hướng phát huy năng lực HS, chú trọng các năng lực đặc thù bộ môn. Đồng thời tiến hành đổi mới kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học, tăng cường sử dụng các dạng câu hỏi có trong đề thi minh họa của Bộ, đặc biệt ở dạng 2 và 3 trong quá trình dạy học và tất cả các bài kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì.
2. Phân công GV biên soạn ngân hàng câu hỏi/bài tập ở cả 3 dạng trong mỗi bài học. Cụ thể như sau:
- Cô Phúc: Khối 10: HKI.
- Thầy Tân: Khối 10 HKII
- Cô Thủy: Khối 11 HKI.
- Thầy Vang: Khối 11 HKII
3. Thực hiện ngay việc xây dựng ma trận, bảng đặc tả, đề cương và đề kiểm tra định kì theo đề minh họa của Bộ trên cơ sở ngân hàng câu hỏi bài tập đã được phân công xây dựng ngay trong HKII năm học 2023-2024 đối với khối 10+11 và giao cụ thể nhiệm vụ cho mỗi GV. Cụ thể:
- Khối 10: Cô Phúc+ Thầy Tân
- Khối 11: Thầy Vang+ cô Thủy
4. Tổ trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, đồng thời kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ ở khối lớp 10+11.