banner
Chủ nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024
CẤU TRÚC ĐỀ THI MINH HỌA TỐT NGHIỆP THPT 2025 MÔN VẬT LÝ
21-1-2024

Cấu trúc đề minh họa thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Vật Lý

Môn Vật Lý được tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan trên giấy

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc định dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và được thể hiện thông qua đề minh họa, bảng năng lực - cấp độ tư duy kèm theo.

Theo đó, người học sẽ được biết đề thi gồm mấy phần, có những dạng thức câu hỏi trắc nghiệm nào, những (thành phần) năng lực nào được đánh giá trong đề minh họa.

Các câu hỏi trong đề minh họa cố gắng gắn với các bối cảnh có ý nghĩa (bối cảnh có tác dụng/có giá trị nhất định đến đời sống, thực tiễn, khoa học).

Tại thời điểm này, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới thực hiện đến lớp 11, do vậy các nội dung kiến thức được sử dụng trong các đề minh họa chủ yếu thuộc lớp 10 và 11.

Cấu trúc và định dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông (CT GDPT) mới và được thể hiện thông qua đề minh họa, bảng năng lực - cấp độ tư duy kèm theo, cụ thể như sau:

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

Tổng

Phần I

Phần II

Phần III

Biết

Hiểu

VD

Biết

Hiểu

VD

Biết

Hiểu

VD

Nhận thức vật lí

7

1

2

1

2

1

1

1

1

17

Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí

1

   

1

2

1

     

5

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

1

5

1

4

 

4

 

1

2

18

Tổng

9

6

3

6

4

6

1

2

3

40

Tỉ lệ

22,5%

15%

7,5%

15%

10%

15%

2,5%

5%

7,5%

100%

Điểm tối đa

4,5

4

1,5

10

 

 Đề thi gồm 40 lệnh hỏi (28 câu hỏi) thực hiện trong thời gian 50 phút, trong đó có 18 câu hỏi trắc nghiệm 4 đáp án; 4 câu Đúng/sai với 16 ý hỏi tương đương với 16 lệnh hỏi; 6 câu dạng trả lời ngắn. Các câu hỏi thuộc 3 cấp độ tư duy Biết-Hiểu-Vận dụng theo tỉ lệ 40%-30%-30%, tập trung đánh giá 3 thành phần của năng lực Vật lí: Nhận thức vật lí; Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí; Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học theo tỉ lệ 42,5%-12,5%-45%.

Theo đó, đề thi sẽ bao gồm 3 dạng thức câu hỏi thi trắc nghiệm như sau:

  • Dạng thức 1: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn, (4 lựa chọn, 1 phương án đúng), là dạng câu hỏi phổ biến được áp dụng nhiều năm tại Việt Nam. Đề thi gồm 18 câu hỏi (chiếm 45% số lệnh hỏi trong đề thi), thuộc 3 cấp độ Biết, Hiểu, Vận dụng với tỉ lệ 23%-15%-8%. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm.
  • Dạng thức 2: Câu hỏi trắc nghiệm dạng Đúng/Sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời Đúng/Sai đối với từng ý của câu hỏi. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từcác phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện nay.

Đề thi gồm 4 câu hỏi dạng thức 2, mỗi câu hỏi gồm 4 lệnh hỏi, tổng đề thi có 16 lệnh (chiếm 40% số lệnh hỏi trong đề thi), thuộc 3 cấp độ Biết, Hiểu, Vận dụng với tỉ lệ 15%-10%-15%. Cách tính điểm các câu hỏi thuộc dạng thức này như sau:

Điểm tối đa của 1 câu hỏi là 1 điểm

+ Thí sinh chỉ lựa chọn đúng 1 ý trong 1 câu được 0,1 điểm.

+ Thí sinh chỉ lựa chọn đúng 2 ý trong 1 câu được 0,25 điểm.

+ Thí sinh chỉ lựa chọn đúng 3 ý trong 1 câu được 0,5 điểm.

+ Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác cả 4 ý trong 1 câu được 1 điểm.

  • Dạng thức 3: Câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời. Thí sinh có thể đã gặp dạng câu hỏi này trong các đề thi ĐGNL của ĐHQG Hà Nội hay đề thi ĐGTD của ĐHBK Hà Nội. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kĩ năng chắc chắn, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

Đề thi gồm 6 câu hỏi dạng trả lời ngắn (chiếm 15% số lệnh hỏi trong đề thi), thuộc 3 cấp độ Biết, Hiểu, Vận dụng với tỉ lệ 3%-5%-8%. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm.

Tại thời điểm này, CT GDPT mới thực hiện đến lớp 11, do vậy các nội dung kiến thức được sử dụng trong các đề minh họa chỉ thuộc chương trình lớp 10, nội dung câu hỏi gắn với các bối cảnh có ý nghĩa liên quan đến thực tiễn, ứng dụng của vật lí trong đời sống, khoa học và công nghệ. Các dạng thức trắc nghiệm mới phù hợp với việc thiết kế đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, đồng thời nâng cao khả năng phân loại thí sinh.

Bạn đọc có thể xem chi tiết đề minh hoạ tại đây:

1)  Đề minh hoạ môn Vật lí học cho TN THPT 2025: /Uploads/files/%C4%90%E1%BB%80%20MINH%20H%E1%BB%8CA%20L%E1%BB%9AP%2010%20THEO%20CH%C6%AF%C6%A0NG%20TR%C3%8CNH%202018(2).pdf

2) Dự thảo phiếu TLTN cho năm 2025:/Uploads/files/DuThao_PHIEU%20TLTN_2025%20M%C3%B4n%20V%E1%BA%ADt%20l%C3%BD.pdf

Tổng hợp nhiều nguồn từ Internet
Số lượt xem:374
account_circle .:: THÔNG BÁO ::.
keyboard_arrow_rightThông báo về việc thay đổi địa chỉ website Trường THPT Trần Quốc Tuấn

Địa chỉ mới sẽ là: thpttranquoctuan.kontum.edu.vn

info TIN TỨC TỪ SỞ GDĐT

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN
Cơ quan chủ quản: Trường THPT Trần Quốc Tuấn
Người chịu trách nhiệm chính: ThS. Mai Xuân Kiên - Hiệu trưởng
  Số 269, đường 24-3, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum            Điện thoại: 0260 2213279          Email: c3dakha.kontum@moet.edu.vn
Bản quyền thuộc về Trường THPT Trần Quốc Tuấn huyện Đăk Hà

 

2608 Tổng số người truy cập: 43 Số người online:
TNC Phát triển: